Đóng quảng cáo

Kỹ thuật úm gà con mạnh khỏe, đạt tỷ lệ cao

Kỹ thuật úm gà con là kiến thức cơ bản để người chăn nuôi gà tăng tỷ lệ sống của gà con. Dù bạn là người chăn nuôi nhỏ lẻ hay với quy mô lớn, thì có kiến thức bạn nâng cao được tỷ lệ sống của gà con, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro. Gà con mới nở trong giai đoạn từ 01 đến 21 ngày,  hệ hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng thấp dẫn đến dễ mắc bệnh làm tỷ lệ nuôi sống thấp. Vì vậy, người chăn nuôi cần phải tuân thủ đúng, đủ quy trình kỹ thuật úm gà để đàn gà nuôi mau lớn, đạt tỷ lệ sống cao.

Quy trình úm gà con đạt tỷ lệ sống cao

Để nắm vững kỹ thuật úm gà con thành công, nhà chăn nuôi cần phải tuân theo các nguyên tắc và kỹ thuật úm gà đúng quy trình theo độ tuổi. Bài viết này, ALO789 sẽ hướng dẫn bà con cách úm gà con nhanh lớn, có sức khoẻ tốt một cách chi tiết nhất.

ky thuat cham soc khi um ga

Chuồng úm và mật độ úm

Chuồng trại là vấn đề đặc biệt quan trọng trong kỹ thuật úm gà con, cần phải vệ sinh, tiêu độc, sát trùng sạch sẽ chuồng nuôi từ lứa gà trước. Sát trùng lần lượt theo các bước. Dọn phân, rác thải hữu cơ, rửa sạch nền chuồng, phơi khô nền trong thời tiết khô thoáng, phun thuốc. Rắc vôi khử trùng và để trống 15 ngày rồi mới bắt đầu cho lứa mới vào chuồng.

Để điều kiện cho gà con có môi trường sống mạnh khỏe và nhanh phát triển nhất thì mật độ úm gà phải cân đối. Theo tiêu chuẩn, thì mật độ úm gà là 50 – 60 con/m2, mật độ này sẽ giảm dần theo từng giai đoạn của gà, càng lớn mật độ gà sẽ giảm đi. Mật độ đúng theo tiêu chuẩn sẽ tạo cho gà không gian sống thoải mái, lý tưởng để phát triển tốt nhất.

Nhiệt độ và độ ẩm

Việc điều chỉnh, cân đối nhiệt độ trong không gian sống phải phù hợp theo từng mùa cho gà con. Luôn đảm bảo, duy trì mức nhiệt độ ổn định, thích hợp sẽ bảo vệ tốt sức khỏe, khả năng phát triển của gà. Mỗi một giai đoạn khác nhau thì áp dụng nhiệt độ phù hợp cho gà:

  • Khi gà 1 tuần tuổi: 33 – 35 độ.
  • Khi gà 2 tuần tuổi: 31 – 33 độ.
  • Khi gà 3 tuần tuổi: 30 – 32 độ.
  • Khi gà trên 3 tuần tuổi: 33 – 35 độ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kỹ thuật úm gà con, người nuôi phải quan sát tình hình thực tế của đàn gà để tăng hoặc giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu gà không có những những bất thường xảy ra, thì nhiệt độ khu vực úm gà đã đạt.

Trong giai đoạn này, độ ẩm của môi trường cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của gà. Điều kiện lý tưởng nhất của độ ẩm được duy trì từ 60 – 75%. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ giúp gà con có điều kiện sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, nhanh lớn hơn.

Yêu cầu về thời gian chiếu sáng

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, vị trí chuồng trại, không gian sống mà quy định về thời gian chiếu sáng. Để thực hiện thời gian chiếu sáng hợp lý, chúng ta có thể áp dụng thời gian chiếu sáng theo độ tuổi của gà như sau:

  • Khi gà 1 tuần tuổi: 22 – 24h mỗi ngày
  • Khi gà 2 tuần tuổi: 10 – 22h mỗi ngày
  • Khi gà 3 tuần tuổi: 15 – 17h mỗi ngày
  • Khi gà trên 3 tuần tuổi, làm quen với môi trường sống bên ngoài.
luu y trong qua trinh um ga con can tranh
Kỹ thuật úm gà con đạt tỷ lệ sống cao

Kỹ thuật chăm sóc khi úm gà

Trong kỹ thuật úm gà con, cần đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt nhất cho gà là điều quan trọng. Trong đó, người nuôi cần tuân thủ một số điểm sau:

  • Sau khi nhận gà giống về, cho gà nghỉ 10-15 phút để quen với môi trường mới. Sau đó mới cho gà uống nước, nguồn nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16 – 20 độ. Có thể hoà nước pha đường glucoza với Vitamin C để tăng cường khoáng chất, chống stress cho gà. Nên cho gà ăn một lượng nhỏ vì gà vẫn còn lạ môi trường mới.
  • Sử dụng thức ăn mềm như cám nhỏ, lượng vừa đủ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Không nên cho gà ăn liền một lúc sẽ dẫn tới no quá và bị đi ngoài Thời gian giữa từng bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.

Lưu ý trong quá trình úm gà con cần tránh

Để có thể có một đàn gà phát triển khoẻ mạnh, có tỷ lệ sống cao. Người nuôi sau khi áp dụng những kỹ thuật úm gà con cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Có nơi riêng biệt để úm, không úm cạnh gà trưởng thành vì dễ lây nhiễm bệnh. Mật độ nuôi quá dày gà sẽ không có không gian sống và phát triển, dễ xô và chết đè. Không để vị trí quây úm sát cửa ra vào dẫn tới hiện tượng gió lùa.
  • Bóng sưởi phải đều xung quanh chuồng úm, nếu quá dày hoặc quá thưa dẫn đến thừa hoặc thiếu nhiệt. Vị trí máng ăn, máng uống không phù hợp. Nếu quá cao gà sẽ uống với tới, quá thấp thì sẽ bắn nước ra nền gây ẩm ướt dễ gây mầm bệnh.
  • Chuồng quá kín, không có thông gió dẫn đến ngột ngạt, bí bách. Sẽ dễ các mầm bệnh sinh sôi phát triển.
ky thuat um ga con dat ty le song cao
Lưu ý trong quá trình úm gà con cần tránh

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm quan trọng trong kỹ thuật úm gà con mới nở để bạn tham khảo. Đừng quên quay lại với ALO789 của chúng tôi hàng ngày để cập nhật thêm những tin hữu ích khác. Chúc các bạn thành công nuôi gà thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *